TRANG CHỦ CHUYỂN ĐỔI SỐ BAN QL KKT LỊCH CÔNG TÁC DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN HỆ THỐNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ ISO ĐIỆN TỬ

Tăng cường thực hiện xét nghiệm sàng lọc tầm soát người có nguy cơ cao; kiểm soát phòng chống dịch tại các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh trong các khu công nghiệp

02/11/2021
Chia sẻ bải viết :



Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp trở lại tại một số khu công nghiệp (KCN), nhà máy, xí nghiệp tại các tỉnh, thành phố trên cả nước; nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, sẵn sàng ứng phó với tình huống bất ngờ xảy ra, thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TU ngày 18/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 7733/UBND-VX5 ngày 29/10/2021 về việc “đôn đốc thực hiện nghiêm xét nghiệm tầm soát phát hiện sớm người mắc COVID-19 tại cộng đồng” và Văn bản số 7745/UBND-DL1 ngày 29/10/2021 về việc tăng cường kiểm soát phòng chống dịch tại các KCN, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh.

Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh yêu cầu Giám đốc các Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) trong các KCN, khu kinh tế (KKT) trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện các nội dung sau:

1. Khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy trình, phương án, biện pháp phòng, chống dịch an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn trong tình hình mới; đặc biệt lưu ý kiểm soát dịch từ các đơn vị cung cấp suất ăn, vật tư, nguyên vật liệu, các nhà thầu phụ.

Phương án sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn phòng chống dịch phải được cấp thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để tổ chức thực hiện theo quy định; hoàn thành trước ngày 05/11/2021 (chỉ những đơn vị, doanh nghiệp có phương án đạt yêu cầu được duyệt mới được phép hoạt động).

2. Từ ngày 01/11/2021: Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong KCN thực hiện nghiêm việc xét nghiệm sàng lọc theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021 và chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 7745/UBND-DL1 ngày 29/10/2021, bao gồm:

- Xét nghiệm tất cả các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở.

- Xét nghiệm định kỳ 2 tuần/lần cho tối thiểu 10% người lao động có nguy cơ cao trong đơn vị.

+ Yêu cầu các doanh nghiệp xác định và đánh giá đúng các vị trí việc làm có nguy cơ cao, rất cao để chỉ định xét nghiệm hằng tuần, hoặc mỗi ngày; đảm bảo an toàn cao nhất cho doanh nghiệp, cơ sở SXKD...

+ Khuyến khích các doanh nghiệp xét nghiệm cao hơn, nhiều hơn qui định để kịp thời phát hiện và xử lý ca F0.

- Xét nghiệm định kỳ 2 tuần/lần cho toàn bộ người cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cơ sở sản xuất kinh doanh (cung cấp suất ăn, thực phẩm, nguyên vật liệu liệu. dịch vụ bảo vệ, vệ sinh…).

- Thực hiện xét nghiệm test nhanh đối với toàn bộ người lao động nếu đi công tác, việc riêng, lao động mới tuyển dụng từ tỉnh ngoài trở về đơn vị trước khi làm việc; kiểm soát chặt chẽ người lao động trở về từ các vùng dịch và các địa bàn có nhiều ca mắc Covid-19, nhất là các địa bàn gần đây có nhiều ca F0 mới như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Phú Thọ...

- Thực hiện xét nghiệm đột xuất tầm soát để nhanh nhất và kịp thời phát hiện người nhiễm Covid-19, coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ an toàn của cơ sở; Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện xét nghiệm với tỷ lệ cao hơn so với chỉ đạo tại Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021 của Bộ Y tế.

Giám đốc các doanh nghiệp chịu trách nhiệm theo qui định pháp luật của nhà nước nếu để xảy ra có phát sinh ca mắc COVID-19 trong đơn vị do mất cảnh giác, lơ là trong chỉ đạo, giám sát.

Giám đốc công ty Đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN chủ trì, thống nhất với các đơn vị/doanh nghiệp thứ cấp trong KCN tổ chức xét nghiệm đảm bảo khoa học, có trọng tâm, trọng điểm, không lạm dụng, gây lãng phí, nhưng không được xem nhẹ, lơ là, chủ quan, buông lỏng.

3. Chủ động phối hợp với chính quyền và lực lượng công an địa phương rà soát lại toàn bộ các khu tập thể, nhà trọ công nhân để nắm chắc người trở về từ các vùng có dịch; yêu cầu công nhân, người lao động thực hiện xét nghiệm tầm soát, phát hiện và xử lý ngay các trường hợp nhiễm, nghi nhiễm Covid-19, không để lây lan vào các KCN, nhà máy, xí nghiệp, cộng đồng dân cư.

4. Về thu gom xử lý chất thải rắn có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 và vỏ lọc vắc xin COVID-19 phát sinh do dịch bệnh COVID-19.

Giám đốc các Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, các doanh nghiệp thứ cấp hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong các KCN trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh tại điểm 2.11, Phần V, Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 06/9/2021 của UBND tỉnh về “thu gom xử lý chất thải rắn có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 và vỏ lọc vắc xin COVID-19 phát sinh do dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (trong tình huống có 200.000 người cách ly tập trung và 1.000 ca F0, 5.000 ca F0) (Gửi kèm theo).

5. Về chế độ báo cáo:

- Trách nhiệm báo cáo: Giám đốc các doanh nghiệp báo cáo kết quả xét nghiệm (theo biểu biểu mẫu- đính kèm)

- Thời gian báo cáo: Báo cáo hàng ngày vào trước 15h00 về Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh (qua Phòng Quản lý Doanh nghiệp, số điện thoại: 0203.3836.643, địa chỉ email: Quanlydoanhnghiep2010@gmail.com; ông Cao Sơn Đông, số điện thoại: 0934.458.199); đồng thời gửi về Doanh nghiệp Chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN để theo dõi, phối hợp.

Giao Phòng Quản lý doanh nghiệp đôn đốc, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Ban chỉ đạo cấp tỉnh (qua Sở Y tế) trước trước 15h00 hàng ngày theo quy định. Đề xuất xử lý nghiêm các đơn vị, doanh nghiệp không chấp hành theo chỉ đạo của tỉnh.

 

(Các Văn bản: số 7733/UBND-VX5 ngày 29/10/2021, số 7745/UBND-DL1 ngày 29/10/2021 của UBND tỉnh, Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 06/9/2021 của UBND tỉnh)

 

Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh yêu cầu Giám đốc, Người sử dụng lao động các doanh nghiệp nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

QLDN